3 cách chống thấm tường hiệu quả triệt để 100%

3 cách chống thấm tường hiệu quả triệt để 100%

Tường nhà là một vị trí quan trọng cần được thi công chống thấm. Nguyên nhân chính là do nước thấm vào các khe hở, đường nứt. Tham khảo các cách chống thấm tường dưới đây giúp bạn xử lý thấm dột hiệu quả triệt để.

1. Cách chống thấm tường trong nhà

Đối với tường trong nhà, để ngăn sự cố thấm dột sau này, bạn nên tiến hành chống thấm ngay từ đầu bằng các loại sơn chống thấm chuyên dụng. Tường nhà xuống cấp có các dấu hiệu như nứt nẻ, rêu mốc, có vết nước loang lổ. Lúc này, việc xử lý thấm dột phải tiến hành theo quy trình:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Đầu tiên, bạn cần làm sạch toàn bộ bề mặt tường trong nhà, cạo các vết sơn bong tróc, vệ sinh sạch sẽ các khu vực có hiện tượng thấm nước. Dùng chổi sắt đánh sạch lớp rong rêu bao phủ nếu có. Nếu không làm sạch, lớp chống thấm mới dễ bị bong rộp và không đảm bảo tuổi thọ. 

  • Bước 2: Xử lý vết nứt

Xác định các vết nứt, khe hở trên tường và trám kín giúp làm phẳng bề mặt tường. Vết nứt dài xuất hiện là do vật liệu xây dựng lâu ngày bị co giãn do nhiệt độ, độ ẩm. Bước này có thể sử dụng hồ vữa hoặc bột chuyên dụng cho tường nội thất. 

  • Bước 3: Thi công sơn chống thấm

Sơn chống thấm là cách chống thấm tường nhà tối ưu phù hợp cho mọi kết cấu công trình. Trước khi sơn, bề mặt tường phải đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng hoàn toàn. Độ ẩm của tường không vượt quá 16%. Sơn chống thấm nên được phủ 2 lớp. Bạn nên đợi lớp sơn thứ nhất khô rồi mới phủ lớp sơn thứ hai.  

Hình ảnh tường nhà bị thấm nước

Hình ảnh tường nhà bị thấm nước

Hình ảnh tường nhà bị thấm nước

Hình ảnh tường nhà bị thấm nước

Hình ảnh tường nhà bị thấm nước

2. Cách chống thấm tường ngoại thất

Toàn ngoài nhà có nguy cơ thấm dột cao hơn so với tường trong nhà do tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, tường bao quanh dễ bị thấm đọng nước khiến tường phồng rộp nhiều mảng, bong tróc, làm mất thẩm mỹ. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể áp dụng cách chống thấm tường bao ngoài dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Giống như tường trong nhà, tường ngoại thất cần được làm sạch triệt để trước khi chống thấm. Do tường ngoài diện tích rộng, bạn nên dùng các loại hóa chất chuyên dụng và dụng cụ để tẩy sạch bụi bẩn, nấm mốc. Cạo sạch lớp sơn bong tróc để tránh các vết loang lổ trên tường. 

  • Bước 2: Trám kín vết nứt tường

Vật liệu thi công co ngót đột ngột do nắng mưa sẽ để lại các vết nứt dài. Bạn dùng hỗn hợp hồ vữa, keo silicon, thanh thủy trương hoặc bột trét chuyên dụng cho tường ngoài trời để trám kín khe nứt. Trong trường hợp tường có nhiều điểm bung nở, bạn cần trát lại tường để tạo mặt phẳng thẩm mỹ. 

  • Bước 3: Phủ sơn lót chống kiềm

Sau khi chuẩn bị bề mặt, tường ngoại thất phải đảm bảo độ ẩm không vượt quá 16%, sạch sẽ và đã khô ráo. Bạn tiến hành quét sơn lót chống kiềm lên mặt tường. Lớp sơn lót sẽ làm tăng khả năng bám dính của vật liệu chống thấm.

  • Bước 4: Thi công chống thấm

Có nhiều cách chống thấm tường ngoại thất tùy vào điều kiện công trình như: Trát nữa chống thấm chuyên dụng, chống thấm bằng dung dịch phun có gốc Bitum hoặc gốc Silicat, sử dụng sơn chống thấm…

Với sơn chuyên dụng, sau khi sơn lót khô, bạn quét 2- 3 lớp sơn chống thấm ngoại thất để tăng khả năng chống chịu cho tường. Một số loại sơn chống thấm phổ biến nhất hiện nay là Kova, Sika.

Hình ảnh tường nhà bị thấm nước

Hình ảnh tường nhà bị thấm nước

Hình ảnh tường nhà bị thấm nước

Hình ảnh tường nhà bị thấm nước

3. Cách chống thấm khe tường tiếp giáp nhà liền kề

Hầu hết các căn nhà liền kề khi xây dựng đều có một khe hở ở giữa để tạo khoảng trống cho các vật liệu co giãn. Đây cũng là vị trí nước dễ ngấm vào gây ra hiện tượng thấm dột. Phương án hiệu quả để chống thấm khe tiếp giáp ngay từ khi mới xây là thiết kế máng tôn cố định dọc theo khe tường. 

Các tấm tôn cắt vừa với diện tích khe, cố định vị trí bằng cách bắn keo silicon giữa tường và lớp tôn. Máng tôn có vai trò hứng và xả nước khỏi vị trí giáp ranh. Nước mưa rơi xuống sẽ theo máng tôn chảy ra ngoài. Để tang độ bền, ngăn chặn tia UV và chống oxy hóa, máng tôn nên được phủ thêm một lớp sơn PU. 

Trong trường hợp máng xả không đem lại hiệu quả, bạn có thể tham khảo các cách chống thấm khe tường sau:

  • Nếu tường nhà cao hơn tường nhà bên: Tạo rãnh thoát nước khi đến điểm cao bằng nhau, dung các loại phụ gia chuyên dụng để xử lý vết nứt trên khe tường. 
  • Nếu hai bên tường nhà bằng nhau: Đặt thanh trương nở vào khe tiếp giáp, sử dụng các biện pháp chống thấm tường như màng, vữa chống thấm. Thanh trương nở sẽ hạn chế nước thấm khi lớp chống thấm bên ngoài mất đi. 
  • Nếu tường nhà thấp hơn tường nhà bên: Sử dụng màng chống thấm cho cả hai bên tường kết hợp máng nước. 

4. Đơn vị thi công chống thấm tường giá rẻ tại Hà Nội

Ngoài lựa chọn cách chống thấm tường thích hợp, việc thi công chống thấm đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề vững vàng. Vì thế, chủ đầu tư thường ưu tiên tìm kiếm các đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm trọn gói để tiết kiệm thời gian, chi phí. 

Với kinh nghiệm hơn 15 năm, công ty cơ khí Quang Sáng chuyên chống thấm khe tường, tường nhà và các hạng mục chống thấm khác. Quy trình tiến hành nhanh gọn, hiệu quả, cam kết xử lý thấm dột triệt để 100%.  

Chúng tôi hiện sở hữu đội ngũ kỹ sư được đào tạo bài bản và các thiết bị máy móc tiên tiến nhất. Các kỹ sư sẽ tư vấn cách chống thấm tường an toàn dựa vào điều kiện thi công thực tế sau khi tiến hành khảo sát. 

Khách hàng sẽ được tư vấn báo giá thi công chống thấm tường nhà cạnh tranh. hợp lý. Cụ thể về bảng báo giá dịch vụ, quý khách có thể tham khảo như sau:

STT Danh mục Đơn giá (VND/m2) Ghi chú
1 Màng chống thấm 2 thành phần: 3 lớp kết hợp với lưới gia cường 190.000 – 290.000 Tuân thủ nguyên tắc chống thấm tường nhà từ khâu chuẩn bị bề mặt đến khâu thi công chống thấm.

Sử dụng vật liệu chất lượng, chính hang.

2 Màng chống thấm rải trước 270.000 – 310.000
3 Màng chống thấm Polyurea. 440.000 – 510.000
4 Màng chống thấm dạng mao dẫn, thẩm thấu. 140.000 – 240.000
5 Chống thấm tường nhà trọn gói Báo giá sau khi khảo sát.
6 Chống thấm bằng sika và phụ gia chống thấm. 2.650.000 Không làm xước bề mặt đã chống thấm
Hỗn hợp sika latex và xi măng nước phù hợp.
Sika top, seal 107, sikaflex construction ở các vị trí mạch ngừng.
7 Chống thấm bằng composite. 1.250.000 Yêu cầu mặt bằng chống thấm khô ráo, phẳng.
8 Chống thấm bằng inox và phụ gia, nước, xi măng. Sử dụng keo ở mạch ngừng. 3.175.000
9 Chống thấm bằng màng tự dính Autotak với độ dày 2mm. 375.000
10 Chống thấm bằng máy hàn khí, máy khò.

Sử dụng cho tường nhà, sử dụng HDPE.

1.570.000

* Lưu ý: Báo giá đã bao gồm chi phí vật liệu và nhân công. Báo giá chưa gồm thuế VAT.

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp mọi thông tin liên quan đến dịch vụ chống thấm một cách tận tình nhất:

Xem thêm:

Main Menu