Chống thấm composite là gì? Có tốt và bền không?

Chống thấm composite là gì? Có tốt và bền không?

Chống thấm composite mang nhiều ưu điểm vượt trội: không bị gỉ sét và ăn mòn, không dẫn điện, chịu nhiệt tốt, kháng nước. Tìm hiểu chi tiết hơn về các loại chống thấm composite và giá thành chống thấm composite qua bài viết sau.

Chống thấm composite là gì?

Composite (bọc FRP) là loại vật liệu chống thấm được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng. Vật liệu này được tạo thành từ 2 vật liệu khác nhau trở lên. Cụ thể đó là nhựa nền (keo composite) và vật liệu gia cường như polime, sợi thủy tinh, sợi amiăng, sợi silic cùng một số hợp chất kim loại như thép, nhôm, đồng. Quá trình kết hợp nhiều loại vật liệu giúp tạo ra chất chống thấm mang nhiều ưu điểm hơn so với từng loại nguyên liệu tách rời.

Chống thấm composite có tốt và bền không?

Vật liệu chống thấm composite hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Chống oxy hóa, không bị gỉ sét hay ăn mòn bởi nắng mưa, hóa chất…
  • Ưu thế vượt trội trong việc chống thẩm thấu nước, khả năng chịu nhiệt tốt, chống cháy, chống tia UV…
  • Trọng lượng nhẹ, chịu được va đập mạnh, uốn kéo dễ dàng
  • Không dẫn điện, đảm bảo an toàn cho mọi người
  • Màu sắc tươi sáng, mang đến tính thẩm mỹ cao cho công trình.
  • Giá thành hợp lý
  • Dễ thi công.

Chống thấm composite là gì? Có tốt và bền không?

Ứng dụng của chống thấm composite

Vật liệu composite được sử dụng chống thấm cho rất nhiều hạng mục công trình và cho chất lượng chống thấm tốt:

Chống thấm composite gồm những loại nào?

Chống thấm composite bao gồm 2 loại cơ bản: Keo chống thấm composite và màng chống thấm composite.

Keo chống thấm composite: Keo được gia cường bằng vải tissue kết hợp vải thủy tinh làm gia tăng độ bền, tính ổn định cao trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Loại keo này không ưa nước, ngăn chặn thấm dột hiệu quả. Khi ở dạng lỏng, keo chống thấm composite thẩm thấu vào mao mạch dẫn trong bê tông, lấp kín chúng và tự đóng rắn. Ngoài ra keo cũng tạo thành 1 lớp chống thấm trên bề mặt bê tông để tăng chất lượng chống thấm cho các công trình.

Keo chống thấm composite ứng dụng cho nhiều hạng mục: bể bơi, bể ngầm, tầng hầm, nền móng, sàn nhà, tường, mái, nhà vệ sinh, bồn cây…

Màng chống thấm composite: Làm từ chất liệu nhựa tổng hợp FRP, có tác dụng hiệu quả trong việc chống thấm và ăn mòn của hóa chất, nước thải, nước… ở các công trình. Ứng dụng màng chống thấm composite rất đa dạng: bọc phủ cho các sân tàu, tàu chở hàng, bọc phủ đường ống chất thải, bọc phủ nhà xưởng, bọc phủ bồn xi măng, chống thấm tầng hầm…

Chống thấm composite là gì? Có tốt và bền không?

Quy trình chống thấm composite

Thực tế có rất nhiều vật liệu chống thấm composite, mỗi loại vật liệu lại có quá trình thi công khác nhau, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình chống thấm bằng keo composite.

Bước 1: Làm sạch bề mặt cần thi công chống thấm, loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc hay xi vữa thừa… Thợ kỹ thuật sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như máy xịt rửa, chổi, cọ để làm sạch tạp chất bám trên bề mặt thi công. Việc này có tác dụng đảm bảo độ bám dính của keo composite với bề mặt thi công sau này.

Bước 2: Pha trộn keo composite với chất đông rắn với tỉ lệ tiêu chuẩn được ghi trên bao bì sản phẩm. Thường thì 1 lít composite sẽ pha trộn cùng 1kg xi măng. Ước tính trung bình 1 lít composite có thể sơn chống thấm với diện tích 10m2. Biết được số liệu này sẽ giúp khách hàng mua và tính toán lượng keo chống thấm phù hợp với diện tích công trình của mình. Tuyệt đối không pha hỗn hợp trên với nước hay các tạp chất khác sẽ làm giảm hiệu quả chống thấm.

Bước 3: Tiến hành phủ lớp keo, sơn composite đầu tiên, cần chú ý lăn đều tay, phủ kín ở các góc cạnh, các kẽ nứt, những chỗ lồi lõm…

Bước 4: Sau 15 phút kể từ khi phủ keo composite , bạn tiến hành phủ lớp vải tissue. Hãy lưu ý đến độ bóng và bề mặt nhám của vải.

Bước 5: Sơn lớp sơn thứ 2, đợi 15 phút rồi sơn lớp thứ 3.

Bước 6: Chờ 15 phút sau cho lớp keo composite thứ 3 đông cứng hoàn toàn và bám chắc chắn vào bề mặt cần chống thấm. Cuối cung dải lớp cát sạch phủ lên bề mặt thi công.

Chống thấm composite là gì? Có tốt và bền không?

Chống thấm composite có đắt không? Báo giá chống thấm composite

Nếu được hỏi chống thấm composite có đắt không thì câu trả lời là loại vật liệu này có mức giá thi công trung bình. Giá thi công chống thấm composite phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như: vị trí thi công (giá chống thấm tại sân thượng sẽ khác ban công, trần nhà, nhà vệ sinh…); giá vật liệu hoàn thiện, phương pháp thi công, diện tích thi công… Thật khó để có thể đưa ra mức giá chính xác cho tất cả công trình.

Dưới đây là bảng giá chống thấm composite mặt bằng chung thị trường hiện nay để quý vị tham khảo:

Hạng mục Đơn vị Giá thi công (đv: đồng_
Chống thấm bằng Màng khò Composite M2 220.000
Xử lý chống thấm bằng vật liệu Sơn Composite M2 220.000
Xử lý vết nứt gây thấm dột bằng Keo Composite M2 350.000
Chống thấm bằng vật liệu sợi thủy tinh Fiberglass Composite chuyên dụng M2 220.000

Lưu ý: Bảng giá nêu trên có thể thay đổi dựa trên độ phức tạp của công trình hoặc số lượng công trình thi công.

Quang Sáng Construction – Đơn vị thi công chống thấm tại Hà Nội uy tín, chuyên nghiệp

Công ty cổ phần và đầu tư xây dựng Quang Sáng là đơn vị đi có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công chống thấm cho các công trình. Chúng tôi sẵn sàng mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

  • Các hạng mục Quang Sáng nhận thi công chống thấm đa dạng: sàn nhà, tường nhà, trần nhà, nhà vệ sinh, hầm chứa nước thải, hồ bơi, bể chứa, tầng hầm, nhà xưởng, sân tàu, bồn chứa hóa chất, xăng dầu… mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng.
  • Đội ngũ kỹ sư, thợ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, biết cách thi công chống thấm đúng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, cam kết mang lại hiệu quả chống thấm tuyệt vời, tuổi thọ sử dụng lâu dài.
  • Cam kết bảo hành dài hạn với các công trình chống thấm bằng vật liệu composite nói riêng và các vật liệu chống thấm khác nói chung.
  • Mức giá chống thấm hợp lý, cạnh tranh với mặt bằng chung thị trường.

Mọi thông tin chi tiết, quý vị vui lòng liên hệ đến:

  • CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ X Y DỰNG VÀ CƠ KHÍ QUANG SÁNG
  • Địa chỉ: Số 16/4 Ngõ 86 Thanh Lân, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 0988.646.565

Xem thêm: Vật liệu chống thấm là gì? 5 loại chống thấm tốt nhất

Main Menu